Krames by WebMD Ignite
Health Encyclopedia
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z A-Z Listings

Các Chỉ Dẫn Xuất Viện Cho Chứng Huyết Khối Trong Tĩnh Mạch (DVT)

Một cục máu hoặc máu đông hình thành sâu trong một tĩnh mạch lớn được gọi là chứng huyết khối sâu trong tĩnh mạch (DVT). Nếu bị DVT mà không điều trị, một phần của cục máu (vật tắc mạch) có thể bị vỡ ra và di chuyển tới phổi của quý vị. Điều này được gọi là chứng tắc mạch phổi (PE). Điều này có thể cắt đứt luồng máu chảy tới một phần hoặc tất cả phổi. PE là một trường hợp cấp cứu về y khoa và có thể gây tử vong. 

Các nhân viên y tế dùng các từ ngữ nghẽn mạch huyết khối tĩnh mạch (VTE) để mô tả 2 tình trạng sau đây: DVT và PE. Họ dùng từ ngữ VTE vì 2 tình trạng có liên quan mật thiết với nhau. Và, vì việc ngăn ngừa và điều trị chúng cũng liên quan mật thiết với nhau. 

Quý vị nhớ làm theo mọi chỉ dẫn trong việc dùng thuốc, chăm sóc theo dõi, và các thay đổi về ăn uống và lối sống.

Thuốc

Nhân viên y tế của quý vị sẽ thường cho toa một loại thuốc chống đông. Thuốc này là thuốc làm loãng máu giúp ngăn ngừa máu đóng cục. Thuốc chống đông có thể được dùng qua đường miệng (miệng), qua tiêm chích, hoặc tiêm vào tĩnh mạch của quý vị (tiêm truyền tĩnh mạch hoặc IV). Các thuốc chống đông thường hay dùng bao gồm warfarin và heparin. Các thuốc chống đông mới hơn cũng có thể được sử dụng. Chúng bao gồm rivaroxaban, apixaban, dabigatran và enoxaparin. Nhân viên y tế của quý vị sẽ đưa ra các chỉ dẫn cụ thể về cách dùng thuốc chống đông của quý vị như thế nào. Quý vị có thể dùng nhiều hơn 1 loại trong một khoảng thời gian.

Nhớ dùng thuốc chống đông của quý vị đúng theo chỉ dẫn. Nếu quý vị bỏ lỡ một liều, hãy gọi nhân viên y tế của quý vị để tìm hiểu xem mình phải làm gì. Các loại thuốc này gia tăng cơ hội bị chảy máu. Vì thế, điều rất quan trọng là phải dùng các thuốc này cho đúng. Nhớ cho tất cả các nhân viên y tế của quý vị biết, bao gồm các nha sĩ, là quý vị hiện đang dùng thuốc chống đông.

Giám sát theo dõi

Nếu quý vị hiện đang dùng warfarin, quý vị sẽ cần thử máu thường xuyên để xem nó có tác dụng như thế nào. Các cuộc thử máu này bao gồm thời gian tạo prothrombin (PT), cũng còn được gọi là tỷ số bình thường hoá quốc tế (INR). Liều warfarin của quý vị có thể thay đổi dựa theo các kết quả thử nghiệm. Điều rất quan trọng là quý vị giữ các cuộc hẹn thử nghiệm sau khi quý vị rời bệnh viện.

Phải chắc chắn là quý vị hiểu thông tin sau đây trước khi quý vị về nhà:

• Mục tiêu PT/INR của tôi trong khoảng _____ và _____.

• Việc rút máu PT/INR của quý vị kỳ tới sẽ được thực hiện vào_________________ (ngày) lúc ________________ (giờ) tại____________________ (tên của nhân viên y tế hoặc y viện và địa chỉ).

• Tên của nhân viên y tế là người theo dõi liệu pháp chống đông máu của quý vị là ______________________ và số điện thoại là ___________________.

Tuỳ theo thuốc chống đông nào mà quý vị đã được cho toa, quý vị có thể cần làm các cuộc thử máu khác. Trước khi quý vị được xuất viện, nhân viên y tế của quý vị sẽ duyệt xem cần có thử nghiệm nào một cách chi tiết.

Chế độ ăn và warfarin

Vitamin K có thể tương tác với warfarin và làm giảm khả năng của thuốc trong việc làm loãng máu của quý vị. Vitamin K giúp cho máu của quý vị đông lại. Vì thế các thay đổi bất chợt của việc tiêu thụ vitamin K có ảnh hưởng tới cách tác dụng của warfarin. Quý vị không cần tránh các thực phẩm có vitamin K. Thay vào đó, giữ cho lượng thức ăn mà mình ăn giống nhau mỗi ngày. Các thực phẩm có nhiều vitamin K bao gồm:

  • Rau xanh, có nhiều lá, như rau bi na, bắp cải, và rau kale

  • Măng tây

  • Trứng lòng đỏ

  • Dầu, như dầu canola, dầu ô liu, và dầu đậu nành

Khi quý vị dùng warfarin, không thay đổi chế độ ăn của mình mà không kiểm lại trước tiên với nhân viên y tế của quý vị.

Các thuốc chống đông khác không có cùng sự tương tác với vitamin K như warfarin. 

Thuốc men và thuốc chống đông của quý vị

Một số thuốc có thể gây ra trở ngại với thuốc chống đông. Kiểm tra với nhân viên y tế của quý vị trước khi thực hiện bất cứ thay đổi nào về thuốc men của mình. Và, không dùng thuốc mua tự do ngoài quầy (OTC) mà không kiểm lại với nhân viên y tế của quý vị. Một số thuốc tương tác với thuốc chống đông của quý vị và làm cho máu của quý vị quá loãng. Điều này làm gia tăng cơ nguy bị chảy máu của quý vị. Những thuốc khác có thể ngăn cho thuốc chống đông của quý vị không làm đúng theo tác dụng của nó, làm cho máu của quý vị quá đặc. Do đó điều rất quan trọng là cho nhân viên y tế của quý vị biết về mọi thuốc men mà quý vị dùng bao gồm các loại thuốc OTC (mua tự do ngoài quầy) và thuốc bổ sung dược thảo. Không bắt đầu hoặc ngưng lại việc dùng bất cứ thuốc nào, bao gồm các thuốc OTC, trừ khi nhân viên y tế của quý vị cho quý vị biết phải làm điều này.

Thuốc men có thể gây ra các trở ngại cho thuốc chống đông của quý vị bao gồm:

  • Một số thuốc trị trụ sinh

  • Một số thuốc trị bệnh tim

  • Cimetidine

  • Aspirin hoặc các loại thuốc chống viêm không có steroid khác (NSAIDs), như ibuprofen, naproxen.

  • Một số thuốc trị chứng buồn nản, ung thư, nhiễm HIV, bệnh tiểu đường, kinh giật, bệnh gout, cholesterol cao, hoặc bệnb về giáp trạng

  • Thuốc vitamin có vitamin K

  • Một số sản phẩm dược thảo, như St. John's wort, tỏi, coenzyme Q10, và ginkgo biloba

Chăm sóc tại gia

Để giúp ngăn ngừa máu đóng cục, quý vị có thể làm những điều sau đây:

  • Nhúc nhích các ngón chân của quý vị và di chuyển mắt cá chân trong lúc ngồi hoặc nằm xuống.

  • Khi du hành bằng xe hơi, hãy dừng lại thường xuyên để đứng lên và di chuyển xung quanh.

  • Trên các chuyến bay dài, hãy đứng lên và di chuyển khi có thể được. Nếu quý vị không thể đứng dậy được, hãy nhúc nhích các ngón chân của mình, di chuyển mắt cá chân và gồng các nhượng bắp chân để giữ cho máu luân chuyển.

  • Nếu quý vị phải nằm trên giường, hãy làm các bài tập thể dục về chân.

  • Đeo các vớ hỗ trợ hoặc bó sát, nếu được nhân viên y tế của quý vị cho toa.

  • Nghỉ ngơi và đưa đôi cẳng chân của quý vị lên mỗi khi chúng cảm thấy bị sưng hoặc nặng nề.

  • Nâng phần dưới của tấm nệm lên từ 5 tới 6 in xơ, qua việc dùng một miếng chêm bằng chất phôm.

Các thay đổi về lối sống

Để giúp quý vị giữ gìn sức khoẻ, đặc biệt cho tim và mạch máu của quý vị, quý vị nên:

  • Bắt đầu một chương trình tập thể dục, nếu quý vị chưa tập thể dục. Hỏi nhân viên y tế của quý vị về cách thức bắt đầu. Thử đi bộ, bên trong hoặc bên ngoài.

  • Giữ một cân lượng lành mạnh. Đi tìm sự giúp đỡ để loại bỏ bất cứ cân lượng dư thừa nào.

  • Giữ cho áp huyết của quý vị ở một mức độ lành mạnh

  • Nếu quý vị hút thuốc lá, hãy lập một kế hoạch bỏ hút. Hỏi nhân viên y tế của quý vị về các chương trình cai thuốc lá để giúp quý vị bỏ hút.

Gọi số 911

Gọi 911 ngay nếu quý vị bị các triệu chứng sau đây: Chúng có nghĩa là máu đóng cục trong phổi của quý vị:

  • Đau ngực

  • Khó thở

  • Nhịp tim đập nhanh

  • Đổ mồ hôi

  • Ngất xỉu

  • Ho (có thể ho khạc ra máu)

  • Máu chảy xối xả mà không kiểm soát được

Khi nào gọi cho nhân viên y tế của quý vị

Gọi nhân viên y tế của quý vị nếu quý vị bị đau, sưng, hoặc nổi đỏ nơi cẳng chân, cánh tay, hoặc vùng khác của quý vị. Các triệu chứng này có thể có nghĩa là bị máu đóng cục.

Nếu quý vị dùng thuốc làm loãng máu mà bị chảy máu, quý vị có thể có:

  • Có máu trong nước tiểu 

  • Chảy máu khi đi cầu

  • Có phân màu rất sẫm giống như hắc ín

  • Ói ra máu

  • Ho ra máu

  • Chảy máu mũi

  • Chảy máu từ lợi

  • Máu không ngừng chảy khi bị đứt da

  • Chảy máu từ âm hộ

Online Medical Reviewer: Mancini, Mary, MD
Online Medical Reviewer: Sather, Rita, RN
Date Last Reviewed: 5/1/2016
© 2000-2025 The StayWell Company, LLC. Tất cả các quyền được bảo lưu. Thông tin này không nhằm thay thế cho dịch vụ chăm sóc y tế mang tính chuyên môn. Cần luôn tuân theo sự chỉ dẫn từ chuyên gia chăm sóc sức khoẻ của quý vị.
Powered by Krames by WebMD Ignite
About StayWell | Disclaimer