Krames by WebMD Ignite
Health Encyclopedia
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z A-Z Listings

Xử trí PTSD

Là cựu chiến binh chiến đấu, quý vị đã trải qua những biến cố mà hầu hết mọi người không thể hiểu. Quý vị và bạn bè quý vị đã gặp nguy hiểm. Cuộc sống ở vùng chiến sự rất khác với cuộc sống ở nhà. Những hoạt động hàng ngày của quý vị có thể gián đoạn bởi những sự cố lộn xộn và cực kỳ căng thẳng. Trên thực tế, quý vị có thể đã ở tình huống hoặc đã thấy những tình huống đe dọa tính mạng. Và quý vị đã phải che giấu cảm xúc cũng như phản ứng với căng thẳng của mình. Bây giờ quý vị đã ở nhà. Mặc dù quý vị an toàn, có điều gì đó không ổn. Quý vị đang trải qua những cơn ác mộng. Hoặc những ký ức chiến đấu không mong muốn cứ bất ngờ ập vào đầu quý vị, đôi khi nguyên nhân là do âm thanh hoặc mùi nào đó. Quý vị có thể cảm thấy lo lắng, tức giận, sợ hãi, tội lỗi và cô lập. Và những cảm xúc này không biến mất. Đây là dấu hiệu của rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD).

Hai người đàn ông đang thảo luận nhóm với nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe.
Hỏi ý kiến có thể được thực hiện tại cơ sở sinh hoạt nhóm với các Cựu chiến binh khác có những trải nghiệm giống quý vị.

PTSD là gì?

PTSD là trạng thái lo lắng và sợ hãi cao độ. Nó phát triển sau một biến cố sang chấn, đe dọa tính mạng. Phản ứng với nguy hiểm kèm theo sợ hãi và lo lắng là bình thường. Nhưng những cảm xúc này cần biến mất sau khi mối nguy qua đi. Trong trường hợp PTSD, cơ thể và tâm trí quý vị khó phục hồi sau khi gặp sang chấn. Cảm giác quý vị gặp nguy hiểm có thể tiếp tục hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm. Trận đánh trong quân đội thường là nguyên nhân gây ra PTSD.

PTSD có cảm giác như thế nào?

Các triệu chứng của PTSD kéo dài hơn một tháng. Chúng có thể bao gồm:

  • Những ký ức mạnh hoặc không mong muốn về sang chấn

  • Ác mộng

  • Những ký ức sâu sắc (hồi tưởng) khiến quý vị cảm thấy như quý vị đang sống lại sự kiện đó

  • Cảm thấy lo lắng, sợ hãi, bồn chồn hoặc nghi ngờ

  • Những phản ứng mạnh khi quý vị được gợi nhớ về sang chấn (hoặc đôi khi không vì lý do rõ ràng nào cả)

  • Những ý nghĩ xâm nhập về trận đánh, cái chết và sự tàn sát

  • Cảm giác mất kết nối hoặc cô lập, như thể quý vị “không là chính mình”

  • Mất hứng thú với những thứ quý vị từng thích

  • Cảm giác kích động, căng thẳng, bồn chồn hoặc dễ giật mình

  • Cơn giận hoặc kích ứng

  • Khó tập trung

  • Khó đi vào giấc ngủ

Có những yếu tố gây khởi phát nào?

Trong trường hợp PTSD, những thứ gợi nhắc quý vị đến biến cố sang chấn có thể khiến quý vị có cảm giác như quý vị lại gặp nguy hiểm. Những gợi nhắc này được gọi là yếu tố gây khởi phát. Chúng mang lại ký ức, cảm xúc và phản ứng cơ thể liên quan đến sang chấn. Trong một số trường hợp, yếu tố khởi phát là rõ ràng. Tiếng sấm có thể gợi nhắc đến tiếng súng nổ. Hoặc quý vị có thể nhìn thấy những mảnh vỡ bên lề đường và đột ngột lóe lên thành quả bom bên đường. Đôi khi, mối liên kết ít rõ ràng hơn. Ví dụ, yếu tố gây khởi phát có thể là mùi hoặc vị thức ăn mà từng phổ biến ở nơi quý vị được triển khai quân đến. Hoặc nghe thấy giọng nói giống như ai đó mà quý vị đã từng phục vụ có thể kích hoạt những ký ức của quý vị. Các yếu tố gây khởi phát thậm chí có thể xuất hiện trong những giấc mơ của quý vị, khiến quý vị phản ứng lúc ngủ.

PTSD có thể gây trở ngại đến cuộc sống của quý vị

Mặc dù hiện quý vị đã an toàn, PTSD có thể khiến quý vị có cảm giác như quý vị lại gặp nguy hiểm. Khi não cảm nhận được sự nguy hiểm, cơ thể quý vị phản ứng trước khi quý vị có thời gian suy nghĩ. Khi quý vị gặp phải yếu tố gây khởi phát, quý vị có thể đột nhiên trở lên tức giận hoặc sợ hãi. Cơ thể quý vị tràn ngập sự lo âu và adrenaline. Quý vị có thể phản ứng cực nhanh. Quý vị có thể thậm chí không nhớ yếu tố gây khởi phát. Điều này có thể dẫn đến các bột phát và hành vi dường như đến “một cách bất ngờ.” Khi quý vị bị PTSD, quý vị có thể:

  • Tránh xa các yêu tố gây khởi phát, chẳng hạn như những người, địa điểm và những thứ gợi nhắc quý vị đến sang chấn.

  • Phản ứng mạnh mẽ với những gợi nhớ về sang chấn (chẳng hạn như bản tin trên TV về cuộc chiến hoặc đoạn hội thoại với những người khác trong quân đội).

  • Liên tục nhìn lướt xung quanh để xem có dấu hiệu nguy hiểm không.

  • Tự đặt mình vào nguy cơ phản ứng đột ngột với mối đe dọa cảm nhận được (chẳng hạn như đổi chiều để tránh cầu vượt khi đang lái xe).

  • Lạm dụng rượu hoặc ma túy để không nghĩ về sang chấn (tự dùng thuốc).

  • Thay đổi thói quen để tránh xa những yếu tố gây khởi phát.

Điều trị sẽ giúp quý vị trở lại cuộc sống

Quý vị có thể nghĩ rằng yêu cầu giúp đỡ là dấu hiệu của sự yếu đuối. Trên thực tế, hành động để cải thiện cuộc sống cần rất nhiều sự dũng cảm. Nói chuyện về sang chấn có thể là một việc khó khăn, nhưng nó có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Phương pháp điều trị chính đối với PTSD là tư vấn. Quý vị sẽ làm việc với một chuyên gia đã được đào tạo (bác sĩ trị liệu) để học những cách mới nhằm xử trí với những trải nghiệm của quý vị. Thuốc cũng có thể được kê để giúp xử trí lo lắng, trầm cảm và giấc ngủ. Hầu hết mọi người bị PTSD đều được hưởng lợi từ sự kết hợp giữa tư vấn và thuốc.

Các loại tư vấn

Tư vấn được thực hiện trong môi trường an toàn, dù là gặp riêng hay theo nhóm. Trị liệu theo nhóm thường được thực hiện với các Cựu chiến binh khác đã trải qua trận đánh. PTSD thường được điều trị bằng một hoặc nhiều hình thức tư vấn sau đây. Hãy trao đổi với nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của quý vị về những lựa chọn để quý vị quyết định hình thức tư vấn phù hợp với quý vị.

  • Liệu pháp xử lý nhận thức (CPT) giúp quý vị xử trí các suy nghĩ tiêu cực liên quan đến sang chấn. Quý vị sẽ làm việc với một bác sĩ trị liệu để hiểu rõ hơn quý vị suy nghĩ và cảm nhận như thế nào về những gì đã xảy ra. Và quý vị sẽ học các kỹ năng để giúp xử trí tốt hơn với sang chấn. CPT sẽ không làm quý vị quên những gì đã xảy ra. Nhưng nó có thể giúp quý vị dễ dàng sống chung với các ký ức hơn.

  • Liệu pháp tiếp xúc kéo dài (PE) giúp quý vị xử trí các suy nghĩ và tình huống liên quan đến sang chấn theo những cách mới. Quý vị sẽ học các kỹ thuật thở và thư giãn để trấn tĩnh bản thân khi quý vị đối diện với những yếu tố gây khởi phát. Với sự giúp đỡ của bác sĩ trị liệu, quý vị có thể bước vào các tình huống gợi nhớ về sang chấn (tiếp xúc trong cơ thể). Quý vị sẽ học cách làm giảm phản ứng theo thời gian, qua đó có thể giúp quý vị tránh được. Quý vị cũng sẽ nói chuyện về sang chấn để giúp kiểm soát được cách quý vị suy nghĩ và cảm nhận về sang chấn (tiếp xúc hình dung).

  • Các liệu pháp khác dành cho PTSD bao gồm:

    • Đào tạo kỹ năng ứng phó

    • Đào tạo về chấp nhận và cam kết

    • Giảm mẫn cảm và tái xử lý chuyển động mắt (EMDR)

    • Tư vấn gia đình

    • Giáo dục tâm lý PTSD

Những gì còn nằm ở phía trước

Ở trận đánh, quý vị đã trải qua những biến cố quan trọng, thay đổi cuộc đời. Những biến cố này có thể sẽ ảnh hưởng đến quý vị ở một mức độ nào đó trong suốt phần đời còn lại. Dù vậy, việc nhận được giúp đỡ là một bước lớn trong việc đi đúng hướng. Điều trị sẽ khó khăn, và để chữa lành vết thương cần thời gian. Hãy kiên nhẫn với bản thân. Mặc dù rất nhiều người không thể có liên hệ đến thời gian trong trận đánh của quý vị, nhưng quý vị không phải đối mặt với PTSD một mình. Hãy chấp nhận giúp đỡ và hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của quý vị. Và tiếp tục kết nối với những người bạn quân ngũ. Có thể có nhiều người hiểu về những gì quý vị đã trải qua hơn so với quý vị nghĩ.

Để tìm hiểu thêm

Để biết thêm thông tin và nguồn lực, liên hệ Đường dây khủng hoảng dành cho Cựu chiến binh theo số 800-273-8255 hoặc trực tuyến tại địa chỉ www.veteranscrisisline.net. Quý vị có thể nhắn tin đến số 838255 để được hỗ trợ. Quý vị không phải đăng ký quyền lợi hoặc chăm sóc sức khỏe VA thì mới được kết nối đến sự hỗ trợ này.

Nếu quý vị có suy nghĩ tự làm hại bản thân

Yêu cầu giúp đỡ ngay. Có nhiều cách để giảm bớt cơn đau và kiểm soát các vấn đề trong cuộc sống của quý vị. Hãy nói chuyện với nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe, điều phối viên phòng ngừa tự tử của Bộ Cựu chiến binh (VA), bạn bè hoặc thành viên gia đình ngay lập tức. Đừng chờ đợi.

Nếu quý vị có dự tính hoặc suy nghĩ làm hại bản thân, hãy gọi số 800-273-8255 và nhấn phím 1 để kết nối tới Đường dây khủng hoảng dành cho Cựu chiến binh. Hoặc dùng điện thoại di động nhắn tin đến số 838255. Quý vị sẽ được kết nối đến tư vấn viên được đào tạo về khủng hoảng và họ sẽ giúp quý vị. Quý vị cũng có thể trò chuyện trực tuyến tại địa chỉ www.veteranscrisisline.net. Đường dây khủng hoảng dành cho Cựu chiến binh này miễn phí và hoạt động 24/7. Quý vị cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin đến số 988 để được kết nối với tư vấn viên về khủng hoảng trên Đường dây nóng Phòng chống Tự tử Quốc gia.

© 2000-2025 The StayWell Company, LLC. All rights reserved. This information is not intended as a substitute for professional medical care. Always follow your healthcare professional's instructions.
Powered by Krames by WebMD Ignite
About StayWell | Disclaimer